Theo phong thủy thì bình hút lộc tượng trưng cho sự mới mẻ, mang lại sự may mắn, phát tài phát lộc cho gia chủ, đồng thời cũng tượng trưng cho sự bảo quản tài sản cho gia chủ. Bình hút lộc mang nhiều hình dạng khác nhau và được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như đồng, sứ, gỗ, thủy tinh… Bình hút lộc với hình dáng theo chuẩn phong thủy truyền thống về tài lộc sẽ có thiết kế miệng loe rộng, cổ thắt lại, phần thân dưới phình to và phần cuối thu nhỏ lại dần. Nhưng sau này, nghệ nhân đã sáng tạo ra những vóc dáng khác, để phù hợp với nhiều cung mệnh ngũ hành và thị hiếu của người mua.
Tương truyền, bình hút lộc là một trong bát bửu của Phật giáo và là một trong số những vật được tìm thấy dưới dấu chân của Đức Phật. Chính vì thế, người ta quan niệm đặt bình hút lộc trong nhà sẽ có được sự phù hộ của Đức Phật mang đến cho gia chủ nhiều may mắn, xua đuổi tà khí.
Ngày nay, các bình hút lộc phong thủy hiện đại có tính thẩm mỹ và nghệ thuật cao nên thường được trưng bày ở trên tủ, kệ, ghế đôn, bàn làm việc để gia chủ và khách cùng thưởng lãm, chiêm ngưỡng. Ngoài ra, bình hút tài còn được trưng bày bên cạnh bàn thờ thần tài với mong muốn hút lộc, hút tài trong kinh doanh. Chính vì vậy, lựa chọn bình hút tài lộc làm quà cho gia đình, bạn bè, đối tác mang lại ý nghĩa rất lớn.
Chất liệu gốm sứ Chu Đậu đã đi vào “huyền thoại”
Trải qua hơn 500 năm hình thành và phát triển, gốm sứ Chu Đậu bền đẹp theo thời gian, sáng bóng và hoàn hảo đã xuất hiện ở trên 32 quốc gia, 46 bảo tàng gốm mỹ thuật cổ trên thế giới.
Men gốm Chu Đậu là loại men có một không hai, được tạo nên từ nguồn đất sét trắng tinh khét tự nhiên, hòa trộn với tro của vỏ trấu nếp cái hoa vàng, tạo nên màu trắng ngà tự nhiên. Khi nung ở nhiệt độ cao (trên 1300 độ C), men tệp vào xương gốm tạo thành lớp áo láng mượt, bóng bẩy và long lanh qua thời gian.
Ý nghĩa phong thủy của bình Hút lộc
Bình hút lộc ngày nay được nghệ nhân gốm Chu Đậu phỏng theo chiếc bình gốm cổ Chu Đậu triều Trần – Lê Sơ (thế kỷ XIV – XV). Thiết kế bình mô phỏng chiếc bao (túi) rút đựng tiền của giới quý tộc, vua chúa, quan lại thời xưa: miệng loe tròn hình phễu, bụng rộng đong đầy phước đức tài lộc, cổ hẹp giống như nút thắt ngăn tài lộc không vơi,… bình chứa đựng nguồn vượng phí dồi dào, tụ hợp. Trong phong thủy, gia chủ sẽ đặt bình hút lộc ở hướng Tây Nam của ngôi nhà, bình sẽ thu hút tiền tài, kích hoạt thành công và may mắn.
Phần thân bình được trang trí hình ảnh đôi cá chép trông trăng biểu hiện cho một ý nghĩa lớn lao hơn, sự khát khao mong muốn vươn đến sự hoàn mỹ, ý chí quyết tâm đạt đến sự vẹn tròn và viên mãn nhưng cũng là lời nhắn nhủ hết sức tế nhị của người xưa, không nên quá ảo tưởng với mặt trăng trên trời hay ánh trăng lung linh hư ảo trên mặt nước, hãy sống cuộc đời thong dong, tự tại và thực tế.
Cá chép theo văn hóa dân gian là biểu tượng cho ý thức, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, trong thi cử, là ước nguyện trong chốn quan trường với mong muốn “vượt vũ môn hóa rồng”. Trong bức tranh có khắc họa hình ảnh đôi cá chép mải miết vọng theo bóng trăng dưới đáy nước. Hình ảnh Cá chép — chủ thể chính trong bức tranh đã bao đời nay được biết đến gắn liền với truyền thuyết “Cá chép vượt vũ môn hóa rồng“, là biểu trưng cho ý chí và nghị lực vươn lên, vượt mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống, đó là biểu trưng cho chí tiến thủ của bậc bá vương, anh hùng, cũng chính là ước nguyện của bậc hiền tài xưa nay khi nhắc chuyện thi cử, học hành. Ước nguyện ấy không gì khác chính là mong cho đại sự như ý, vượt được vũ môn để hóa rồng oai nghiêm, phi thường. Hình ảnh mặt trăng trong bức tranh được mô tả ở trạng thái đẹp nhất của nó. Đó là hình ảnh vầng trăng sáng tròn đầy, hoàn mỹ, và cũng chính là biểu tượng của sự viên mãn, như ý nguyện. Từ đó, hình ảnh đôi cá chép vọng trăng đã tạo nên ý nghĩa đặc biệt cho tổng thể bức tranh — đó là biểu trưng cho mong ước có được cuộc sống viên mãn, tròn đầy, được hưởng những điều tốt đẹp, gặp may mắn trên con đường công danh sự nghiệp và học hành.
Mặt sau của bình được trang trí hoạ tiết hoa Sen tượng trưng cho sự thanh bạch, kiên cường, không khuất phục trước cám dỗ cuộc sống. Hóa giải điềm xấu và kết trái ngọt sau thời gian cố gắng.
Trong Phật giáo, hoa sen là biểu tượng trong kiến trúc, thường xuất hiện trình nhiều công trình nổi tiếng. Trong các chùa, các pho tượng Phật thường ngồi trên bông sen. Hoa sen gắn liền với nhiều truyền thuyết, chúng được biết đến như sự tinh khiết, thức tỉnh và giác ngộ. Hình ảnh sen mọc trong bùn tượng trưng cho sự thoát khỏi kiếp bụi trần, sự cám dỗ và tham lam trong cuộc đời con người.
Ngoài ra, hoa sen còn tượng trưng cho sự giác ngộ, thoát khỏi kiếp bụi trần, chốn bùn nhơ, vượt qua mọi cám dỗ, sự tham lam giữa dòng đời ngược xuôi.
Ý nghĩa biểu tượng Hoa Sen
- Biểu tượng sự cao cả và lòng yêu thương trong cuộc sống: Hoa sen sống trong bùn lầy, nhưng vẫn vươn lên mạnh mẽ, nở rộ đẹp đẽ. Do đó, hoa sen chính là biểu tượng cho sự bất khuất, mạnh mẽ của con người trong xã hội, nơi mà có những chất làm cho thân và tâm dễ bị vấy bẩn. Không những thế, hoa sen được làm biểu tượng dưới chân phật nhằm thể hiện sự đức hạnh, từ bi và trí tuệ và sự thanh cao trong tâm hồn, nơi mà phẩm chất thánh thiện và lòng yêu thương, bác ái, cao thượng được trao cho nhau để cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Biểu tượng cho tình yêu trong sáng, thuần khiết: Hoa sen đã trở thành biểu tượng cho tình cảm lứa đôi, tình người với người chứa đựng sự gần gũi và thanh cao.
Bình hút lộc gốm Chu Đậu, hoa Cúc đại đóa vẽ vàng 24K, cao 34cm
Bên cạnh sản phẩm bình hút lộc với men trắng ngà cùng với họa tiết màu lam truyền thống, gốm Chu Đậu còn cung cấp sản phẩm bình Giọt Ngọc vẽ vàng kim – một kiệt tác về dòng gốm kết hợp truyền thống và hiện đại. Đặc biệt bình vẽ vàng kim tốt về phong thủy, hội tụ đủ âm dương ngũ hành: Kim (vàng kim), Mộc (men tro trấu), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất). Bình gốm vẽ vàng kim của Chu Đậu rất vinh dự được Hiệp hội làng nghề Việt Nam chứng nhận là sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh hoa làng nghề Việt Nam.
Gốm Chu Đậu: Đẹp về dáng – Sáng về men – Hoa văn họa tiết làm lay động trái tim người. Màu men trắng ngà hoa lam và họa tiết màu lam, được các nghệ nhân làm ra từ chất đất đặc biệt của vùng Long Động “Lục thủy, tứ linh”. Lục thủy là nước Lục đầu giang, tứ linh là: Long, ly, qui, phượng. Chỉ với tro trấu, vôi, đất, cao lanh mà các nghệ nhân xưa đã làm nên một thứ men cao cấp kỳ lạ: men lam, men ngà, men ngọc…
Với nét vẽ tay điêu luyện, tạo nên những bức tranh thông điệp giàu ý nghĩa, bình Giọt Ngọc tài lộc đã trở thành đồ trang trí đẳng cấp hoặc làm quà tặng cấp trên, đối tác, sếp,.. trong những dịp quan trọng giúp người tặng “ghi điểm tuyệt đối”.
Cách đặt bình hút lộc mang lại tài lộc cho gia chủ
Để phát huy tốt nhất ý nghĩa của bình hút lộc đối với gia chủ thì vị trí đặt bình hút lộc cũng vô cùng quan trọng. Đầu tiên theo quan niệm dân gian thì bình hút lộc được đặt ở một không gian kín đáo nên sẽ không được đặt lộ liễu cũng như của cải phải được giữ kín đáo để tránh mất mát, hao hụt.
Theo phong thủy: bình hút tài lộc nên được đặt ở vị trí nhiều vượng khí tốt phòng khách, phòng thờ, tủ kính, kệ gỗ, phòng làm việc, quầy thu ngân, quầy lễ tân, phòng họp…hoặc cũng có thể đặt ở một số vị trí kín đáo như: két sắt, tủ kệ trong phòng ngủ (có thể kèm theo khoá chốt cẩn thận), theo dân gian thì đây là một cách giữ gìn, cất tiền bạc trong nhà.
Vị trí đặt bình hút lộc tốt nhất
- Nếu bạn lựa chọn bình hút lộc làm bằng gốm sứ, thuộc hành Thổ thì nên đặt bình ở góc Thổ (hướng Tây Nam) hoặc Đông Bắc cũng tạm được.
- Nếu bình được làm bằng kim loại thì nên đặt ở hướng Tây hoặc Tây Bắc hoặc góc Đông Bắc.
- Lưu ý là bình tài lộc không được đặt đối diện với cửa chính để tránh của cải bị tiêu tan
Lưu ý: Giá bán sản phẩm có thể thay đổi theo chính sách trong từng giai đoạn của công ty và khả năng cung cấp sản phẩm.