Theo phong thủy thì bình hút lộc tượng trưng cho sự mới mẻ, mang lại sự may mắn, phát tài phát lộc cho gia chủ, đồng thời cũng tượng trưng cho sự bảo quản tài sản cho gia chủ. Bình hút lộc mang nhiều hình dạng khác nhau và được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như đồng, sứ, gỗ, thủy tinh… Bình hút lộc với hình dáng theo chuẩn phong thủy truyền thống về tài lộc sẽ có thiết kế miệng loe rộng, cổ thắt lại, phần thân dưới phình to và phần cuối thu nhỏ lại dần. Nhưng sau này, nghệ nhân đã sáng tạo ra những vóc dáng khác, để phù hợp với nhiều cung mệnh ngũ hành và thị hiếu của người mua.
Tương truyền, bình hút lộc là một trong bát bửu của Phật giáo và là một trong số những vật được tìm thấy dưới dấu chân của Đức Phật. Chính vì thế, người ta quan niệm đặt bình hút lộc trong nhà sẽ có được sự phù hộ của Đức Phật mang đến cho gia chủ nhiều may mắn, xua đuổi tà khí.
Ngày nay, các bình hút lộc phong thủy hiện đại có tính thẩm mỹ và nghệ thuật cao nên thường được trưng bày ở trên tủ, kệ, ghế đôn, bàn làm việc để gia chủ và khách cùng thưởng lãm, chiêm ngưỡng. Ngoài ra, bình hút tài còn được trưng bày bên cạnh bàn thờ thần tài với mong muốn hút lộc, hút tài trong kinh doanh. Chính vì vậy, lựa chọn bình hút tài lộc làm quà cho gia đình, bạn bè, đối tác mang lại ý nghĩa rất lớn.
Chất liệu gốm sứ Chu Đậu đã đi vào “huyền thoại”
Trải qua hơn 500 năm hình thành và phát triển, gốm sứ Chu Đậu bền đẹp theo thời gian, sáng bóng và hoàn hảo đã xuất hiện ở trên 32 quốc gia, 46 bảo tàng gốm mỹ thuật cổ trên thế giới.
Men gốm Chu Đậu là loại men có một không hai, được tạo nên từ nguồn đất sét trắng tinh khét tự nhiên, hòa trộn với tro của vỏ trấu nếp cái hoa vàng, tạo nên màu trắng ngà tự nhiên. Khi nung ở nhiệt độ cao (trên 1300 độ C), men tệp vào xương gốm tạo thành lớp áo láng mượt, bóng bẩy và long lanh qua thời gian.
Ý nghĩa phong thủy của bình Hút lộc
Bình hút lộc ngày nay được nghệ nhân gốm Chu Đậu phỏng theo chiếc bình gốm cổ Chu Đậu triều Trần – Lê Sơ (thế kỷ XIV – XV). Thiết kế bình mô phỏng chiếc bao (túi) rút đựng tiền của giới quý tộc, vua chúa, quan lại thời xưa: miệng loe tròn hình phễu, bụng rộng đong đầy phước đức tài lộc, cổ hẹp giống như nút thắt ngăn tài lộc không vơi,… bình chứa đựng nguồn vượng phí dồi dào, tụ hợp. Trong phong thủy, gia chủ sẽ đặt bình hút lộc ở hướng Tây Nam của ngôi nhà, bình sẽ thu hút tiền tài, kích hoạt thành công và may mắn.
Bình hút lộc truyền thống được vẽ thủ công dưới men chia làm ba phần:
- Phần cổ bình là hình ảnh lá chuối, lá lúa thể hiện cho nền văn minh lúa nước của người Việt. Sâu xa hơn đó là hình ảnh lông chim lạc Việt trên mũ Vua Hùng thể hiện cho độc lập, tự do của dân tộc.
- Phần thân bình được trang trí với họa tiết chủ đạo là cảnh Xuân – Hạ – Thu – Đông thể hiện cho bốn mùa bình an. Theo một cách khác, đây cũng là “Tứ đức” Công – Dung – Ngôn – Hạnh của người phụ nữ Việt Nam.
- Phần chân bình là họa tiết cánh Sen cách điệu, thể hiện cho văn hóa tín ngưỡng phồn thịnh của người Việt.
Ý nghĩa của Tứ Cảnh ( Tứ Quý )
Hoa Mai
Nở rộ vào mùa xuân, hoa mai làm đẹp cho đời bằng sắc vàng rực rỡ. Đây là biểu tượng cho sức sống tươi trẻ, thịnh vượng trong năm.
Hoa mai năm cánh tựa năm lời phúc lành gửi đến gia chủ: may mắn, bình an, hoan hỉ, phát đạt và vinh hiển. Đồng thời ứng với ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ trong phong thủy.
Với người Việt mà nói, mai vàng trổ bông là khoảng thời gian sum vầy, náo nức của người xa quê. Thấy mai vàng là thấy người thân yêu. Vậy nên hoa mai trong tứ quý đâu chỉ là tài, là khí, là vượng, mà còn mang ý nghĩa đoàn tụ, yêu thương, tình cảm ấp áp.
Cây Trúc
Kế thừa những đặc tính nhà thân đốt, cây trúc thân mình mạnh mẽ, cao thẳng hiên ngang. Nhưng cũng có lúc mềm dẻo, nương nhờ theo điều kiện bên ngoài mà thích nghi, sống sót. Chính yếu tố vừa linh hoạt lại ngay thẳng ấy đã đúc kết cho trúc những phẩm chất quý giá mà người đời ngưỡng vọng.
Trong lời bình ý nghĩa cảnh tứ quý, các thi nhân luôn chọn trúc là hiện thân của khí tiết trang quân tử. Kiên cường, liêm khiết, vượt qua nghịch cảnh hoặc những cám dỗ trong cuộc đời.
Cốt cách thanh cao, trong sạch của cây trúc được sử dụng rất nhiều trong các vật phẩm phong thủy như bình gốm tứ quý, tranh sứ họa đề thơ… Ngoài ra cây trúc còn là khí tài, may mắn và có ý nghĩa giúp mang lại tài lộc.
Hoa Cúc
Hoa cúc là một trong bốn loài hoa quyền quý trong văn hóa. Loài hoa này là biểu tượng cho sự trường thọ và phúc lộc dồi dào.
Đối với người Việt, hoa cúc vàng ngàn cánh bung tỏa tượng trưng cho sự quyền quý. Đồng thời, lá hoa cúc không bao giờ rụng khỏi cành dù đã héo khô. Đại diện cho chí quân tử, suốt đời không xa rời lý tưởng của mình.
Đối với phong thủy, hoa cúc là biểu tượng của sự sống, là phúc lộc và hoan hỉ. Đồng thời dân gian luôn tin rằng hoa cúc có nguồn năng lượng tích cực mang đến sự cân bằng âm dương và phúc khí trường thọ.
Cây Tùng
Người đời nhắc đến tùng như một hiện thân của mùa xuân, của sự kiên cường. Vì cây tùng chỉ xuất hiện trên những vùng đồi cao, đất khô cằn và chịu nhiều phong ba.
Sự khắc nghiệt của hoàn cảnh trui rèn cho cây những đức tính đáng quý. Đó là sức sống bền bỉ, bất phụ, là ngụ ý cho khí chất của các bậc trượng phu.
Thế nên, trong bình phẩm ý nghĩa cảnh tứ quý, cao nhân xưa lấy tùng là thước đo cho nhân phẩm con người. Được ví cho sự trường cửu. Chính nhờ ý vị sâu xa ấy, hình ảnh cây tùng luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho hoa văn gốm sứ từ xưa đến nay.
Bên cạnh sản phẩm bình hút lộc với men trắng ngà cùng với họa tiết màu lam truyền thống, gốm Chu Đậu còn cung cấp sản phẩm bình Giọt Ngọc vẽ vàng kim – một kiệt tác về dòng gốm kết hợp truyền thống và hiện đại. Đặc biệt bình vẽ vàng kim tốt về phong thủy, hội tụ đủ âm dương ngũ hành: Kim (vàng kim), Mộc (men tro trấu), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất). Bình gốm vẽ vàng kim của Chu Đậu rất vinh dự được Hiệp hội làng nghề Việt Nam chứng nhận là sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh hoa làng nghề Việt Nam.
Gốm Chu Đậu: Đẹp về dáng – Sáng về men – Hoa văn họa tiết làm lay động trái tim người. Màu men trắng ngà hoa lam và họa tiết màu lam, được các nghệ nhân làm ra từ chất đất đặc biệt của vùng Long Động “Lục thủy, tứ linh”. Lục thủy là nước Lục đầu giang, tứ linh là: Long, ly, qui, phượng. Chỉ với tro trấu, vôi, đất, cao lanh mà các nghệ nhân xưa đã làm nên một thứ men cao cấp kỳ lạ: men lam, men ngà, men ngọc…
Với nét vẽ tay điêu luyện, tạo nên những bức tranh thông điệp giàu ý nghĩa, bình Giọt Ngọc tài lộc đã trở thành đồ trang trí đẳng cấp hoặc làm quà tặng cấp trên, đối tác, sếp,.. trong những dịp quan trọng giúp người tặng “ghi điểm tuyệt đối”.
Bình hút tài lộc (bình Giọt Ngọc) hoa Phù Dung vẽ vàng kim gốm Chu Đậu
Cách đặt bình hút lộc mang lại tài lộc cho gia chủ
Để phát huy tốt nhất ý nghĩa của bình hút lộc đối với gia chủ thì vị trí đặt bình hút lộc cũng vô cùng quan trọng. Đầu tiên theo quan niệm dân gian thì bình hút lộc được đặt ở một không gian kín đáo nên sẽ không được đặt lộ liễu cũng như của cải phải được giữ kín đáo để tránh mất mát, hao hụt.
Theo phong thủy: bình hút tài lộc nên được đặt ở vị trí nhiều vượng khí tốt phòng khách, phòng thờ, tủ kính, kệ gỗ, phòng làm việc, quầy thu ngân, quầy lễ tân, phòng họp…hoặc cũng có thể đặt ở một số vị trí kín đáo như: két sắt, tủ kệ trong phòng ngủ (có thể kèm theo khoá chốt cẩn thận), theo dân gian thì đây là một cách giữ gìn, cất tiền bạc trong nhà.
Vị trí đặt bình hút lộc tốt nhất
- Nếu bạn lựa chọn bình hút lộc làm bằng gốm sứ, thuộc hành Thổ thì nên đặt bình ở góc Thổ (hướng Tây Nam) hoặc Đông Bắc cũng tạm được.
- Nếu bình được làm bằng kim loại thì nên đặt ở hướng Tây hoặc Tây Bắc hoặc góc Đông Bắc.
- Lưu ý là bình tài lộc không được đặt đối diện với cửa chính để tránh của cải bị tiêu tan.
Lưu ý: Giá bán sản phẩm có thể thay đổi theo chính sách trong từng giai đoạn của công ty và khả năng cung cấp sản phẩm.