Bình Trường Phúc gốm Chu Đậu BRG họa tiết vẽ sen được nghệ nhân gốm Chu Đậu phỏng theo chiếc bình gốm cổ Chu Đậu thế kỷ XIV – XV. Chiếc bình được nghệ nhân gốm Chu Đậu thiết kế với kiểu dáng tinh tế, thân tròn, miệng to thể hiện cho may mắn, thăng hoa, phát triển và hạnh phúc trường tồn cho người chủ.
Sản phẩm được nghệ nhân tài hoa vẽ tay dưới men với mực và men tự nhiên, men làm từ tro trấu nếp cái hoa vàng đã được công nhận độc bản. Ở phiên bản vẽ vàng kim, bình Trường Phúc được người nghệ nhân vẽ thêm một lớp Vàng 24K và nung thêm lần thứ 2 ở nhiệt độ cao tạo sự sáng bóng và kết khối bền vững giữa lớp vàng và lớp men độc đáo.
Ở phần thân bình, mặt trước bình được vẽ câu thơ “Ơn thầy cô”, mặt sau của bình được trang trí hoạ tiết Khuê Văn Các.
“Dẫu mai đi khắp phương trời
Lời Thầy Cô dạy đời đời khắc ghi !”
Câu thơ mang ý nghĩa ghi ơn những điều thầy cô đã dạy, món quà bình Trường Phúc có ghi câu thơ “Ơn Thầy Cô” sẽ là món quà ý nghĩa để gửi tặng nhân dịp tới thăm thầy cô hay vào ngày lễ 20/11. Phần phía trên bên trái câu thơ có hình hoa phượng với mặt trời vẽ màu gợi nhớ những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường, phần góc dưới bên phải có hình ảnh còn đò nói lên hình ảnh thầy cô là những người lái đò chở các em học sinh hiểu biết những kiến thức trên con đường đời.
Ý nghĩa Khuê Văn Các
Khuê Văn Các là biểu tượng văn hóa của Thăng Long – Hà Nội từ nhiều đời nay. Biểu tượng này cũng đã xuất hiện trong ngày thành lập cộng đồng ASEAN. Nó là biểu tượng đỉnh cao của trí tuệ, là sự khái quát, sự khẳng định chân lý “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” nên nhìn vào đó mỗi con người dường như thấy mình cần phải có trách nhiệm trau dồi kiến thức, trí tuệ, văn hóa để gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp mà ông cha ta để lại.
Biểu tượng Khuê Văn Các mang hàm ý tri thức, thông tuệ và đỗ đạt cao, thăng quan tiến chức giống như các tiến sĩ thời trước.