Bình Tỳ Bà gốm Chu Đậu, hoạ tiết “Tứ Cảnh” vẽ viền vàng 24K, cao 36cm

Giá: 3.500.000 

Bình Tỳ Bà hiện thân của người phụ nữ. Vẻ đẹp của bình Tỳ Bà hiện lên với những điểm tương đồng đức tính của người phụ nữ Việt, chân chất giản dị và chịu thương chịu khó, song cũng thật mạnh mẽ và vững chãi. Bình Tỳ Bà thường được kết hợp với bình Hoa Lam tạo thành cặp bình hòa hợp dùng làm quà tặng, trang trí không gian gia đình tạo sự ấm cúng, hạnh phúc.

Thông tin chi tiết:

  • Đường kính 17cm; Chiều cao 36 cm (cả kỷ cao 42cm)
  • Hoạ tiết Tứ Cảnh; Vẽ viền vàng 24K.
Đặt hàng

Bình Tỳ Bà gốm Chu Đậu, hoạ tiết "Tứ Cảnh" vẽ viền vàng 24K, cao 36cmBình Tỳ Bà Gốm Chu Đậu được nghệ nhân phục dựng theo chiếc bình gốm cổ Chu Đậu thế kỷ XIV – XV. Chiếc bình Tỳ Bà cổ từng được đấu giá tới 521.000 USD trong phiên đấu giá đầu tiên tại Mỹ.

Bình Tỳ Bà có dáng mềm mại giống cây đàn tỳ bà, mang tính Âm tượng trưng cho đất, là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam.

Từ xa xưa, bình Tỳ Bà được sử dụng họa tiết đặc trưng là lông chim Lạc Việt chạy quanh miệng bình thể hiện truyền thống của con Rồng cháu Lạc. Vai bình vẽ họa tiết ngũ hành gồm kim, thủy, mộc, hỏa, thổ. Thân bình thể hiện bằng họa tiết tùng, cúc, trúc, mai với sóng nước. Phần chân bình được tạo viền bởi những họa tiết cánh hoa sen thể hiện đạo giáo người Việt.

Như tên gọi, bình Tỳ Bà có hình dáng giống cây đàn tỳ bà để dựng đứng. Mình thuôn tròn, cổ nhỏ, miệng loe, thân tròn phình to, thường có bốn tầng hoa văn, trong lòng miệng bình cũng có hình vẽ hoa lá. Tầng thứ nhất ở chung quanh cổ bình hoặc vẽ những tàu lá chuối hay hình cây lúa; tầng thứ hai khi hình hoa cúc, hoa mẫu đơn, khi thì những chuỗi hình xoắn ốc đứng; tầng thứ ba lớn nhất là hình chim chích choè, chim sẻ hay là những ô vẽ đợt sóng biển, bên cạnh những ô vẽ hình hoa lá; tầng dưới cùng là các ô với những vòng tròn hình bầu dục chồng lên nhau.

Sản phẩm được Nghệ nhân Chu Đậu vẽ thủ công dưới men (men được chiết xuất từ tro trấu thóc nếp) với bố cục chặt chẽ, chia làm ba phần:

  • Phần miệng bình là họa tiết lá lúa thể hiện nét văn hóa của nền văn minh lúa nước vùng châu thổ Sông Hồng. Nhưng sâu xa hơn là hình ảnh lông chim lạc Việt trên mũ Vua Hùng thể hiện cho khát vọng độc lập của dân tộc Việt Nam.
  • Phần thân bình với họa tiết chủ đạo là cảnh Xuân – Hạ – Thu – Đông thể hiện cho bốn mùa bình an. Theo một cách khác, đây cũng là “Tứ đức” Công – Dung – Ngôn – Hạnh của người phụ nữ Việt Nam.
  • Phần chân bình là họa tiết cánh Sen cách điệu, thể hiện cho văn hóa tín ngưỡng phồn thịnh của người Việt.

Ý nghĩa của Tứ Cảnh ( Tứ Quý )

Mùa Xuân – Hoa Mai

Nở rộ vào mùa xuân, hoa mai làm đẹp cho đời bằng sắc vàng rực rỡ. Đây là biểu tượng cho sức sống tươi trẻ, thịnh vượng trong năm.

Hoa mai năm cánh tựa năm lời phúc lành gửi đến gia chủ: may mắn, bình an, hoan hỉ, phát đạt và vinh hiển. Đồng thời ứng với ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ trong phong thủy.

Với người Việt mà nói, mai vàng trổ bông là khoảng thời gian sum vầy, náo nức của người xa quê. Thấy mai vàng là thấy người thân yêu. Vậy nên hoa mai trong tứ quý đâu chỉ là tài, là khí, là vượng, mà còn mang ý nghĩa đoàn tụ, yêu thương, tình cảm ấp áp.

Mùa Hạ – Hoa Sen

Hoa sen trong phong thủy tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục. Giúp giải tỏa lo toan, an nhiên, hạnh phúc, ngăn trừ hung khí, thu tỏa cát khí.

Sen là biểu tượng của sự hoàn hảo, thuần khiết và sức sống mạnh mẽ. Dù có lụi tàn, gãy gập rồi cũng sẽ lại tiếp tục luân chuyển và sinh sôi, phát triển. Như con người dù có gặp thất bại vẫn có thể hiên ngang đứng lên.

Mùa Thu – Hoa Cúc

Hoa cúc là một trong bốn loài hoa quyền quý trong văn hóa. Loài hoa này là biểu tượng cho sự trường thọ và phúc lộc dồi dào.

Đối với người Việt, hoa cúc vàng ngàn cánh bung tỏa tượng trưng cho sự quyền quý. Đồng thời, lá hoa cúc không bao giờ rụng khỏi cành dù đã héo khô. Đại diện cho chí quân tử, suốt đời không xa rời lý tưởng của mình.

Đối với phong thủy, hoa cúc là biểu tượng của sự sống, là phúc lộc và hoan hỉ. Đồng thời dân gian luôn tin rằng hoa cúc có nguồn năng lượng tích cực mang đến sự cân bằng âm dương và phúc khí trường thọ.

Mùa Đông – Cây Tùng

Người đời nhắc đến tùng như một hiện thân của mùa xuân, của sự kiên cường. Vì cây tùng chỉ xuất hiện trên những vùng đồi cao, đất khô cằn và chịu nhiều phong ba.

Sự khắc nghiệt của hoàn cảnh trui rèn cho cây những đức tính đáng quý. Đó là sức sống bền bỉ, bất phụ, là ngụ ý cho khí chất của các bậc trượng phu.

Thế nên, trong bình phẩm ý nghĩa cảnh tứ quý, cao nhân xưa lấy tùng là thước đo cho nhân phẩm con người. Được ví cho sự trường cửu. Chính nhờ ý vị sâu xa ấy, hình ảnh cây tùng luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho hoa văn gốm sứ từ xưa đến nay.

Bình Hoa Lam gốm Chu Đậu, hoạ tiết vẽ viền vàng 24K, cao 28cm

Quà tặng cặp bình Hoa Lam – Tỳ Bà gốm Chu Đậu 

Cặp bình Hoa Lam - Tỳ Bà gốm Chu Đậu, hoạ tiết vẽ viền vàng 24K, cao 28cm và 36cmBình Tỳ Bà thường được kết hợp với bình Hoa Lam tạo thành cặp bình Âm – Dương hòa hợp. Chiếc bình được sử dụng làm quà tặng, trang trí tại văn phòng làm việc, phòng khách hay không gian gia đình tạo sự ấm cúng, hạnh phúc mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.

Nói đến gốm Chu Đậu là nói đến cặp bình Hoa Lam – Tỳ Bà hay còn gọi là cặp bình “phu-thê”… Bình Hoa Lam và Bình Tỳ bà hay còn gọi là bình cha, bình mẹ. Nếu bình hoa lam đặc trưng cho tính dương của người chồng người cha, là trụ cột nền tảng trong gia đình thì bình tỳ bà lại mang tính âm, tượng trưng cho Đất mẹ dịu dàng, nết na, giàu tình yêu thương.

Lưu ý: Giá bán sản phẩm có thể thay đổi theo chính sách trong từng giai đoạn của công ty và khả năng cung cấp sản phẩm.

*****
Đại lý cấp I – Công ty cổ phần gốm Chu Đậu tại Hà Nội
Địa chỉ showroom: Số 342 phố Nguyễn Thanh Bình, phường La Khê, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Công ty TNHH full home Thanh Hoa
Website: fullhome-decor.com; Gmail: fullhome.decor@gmail.com
Hotline: 0358983268
*****
Xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Có thể bạn thích…