Đĩa gốm Chu Đậu “Thành nhà Hồ”, vẽ truyền thống, đường kính 35cm

Giá: 1.500.000 

“Thành nhà Hồ” với lịch sử tồn tại hơn 600 năm, tòa thành đá ví như một nét trạm trổ tinh tế, tài hoa và đặc biệt sống động, không chỉ trở thành một biểu tượng rực rỡ của văn hóa Việt Nam được vun đắp trong trường kỳ lịch sử; mà những giá trị tự thân – “bức thông điệp” văn hóa – đã vươn tầm nhân loại, trở thành di sản chung của cả loài người. Đĩa gốm Chu Đậu hoạ tiết “Thành nhà Hồ” mang ý nghĩa lịch sử thể hiện tinh thần đoàn kết, sức sống bền bỉ, tình thần chính trực phù hợp để trang trí tại nơi làm việc.

Thông tin chi tiết:

  • Đường kính 35cm. Tổng chiều cao cả đế 40cm.
  • Hoạ tiết “Thành nhà Hồ”, vẽ truyền thống.

 

Đặt hàng

Đĩa gốm Chu Đậu “Thành nhà Hồ”, vẽ truyền thống, đường kính 35cmĐĩa cảnh gốm Chu Đậu họa tiết “Thành nhà Hồ” là một kiệt tác về nghệ thuật và kỹ thuật tạo hình với kích thước đĩa lớn và ẩn chứa trong đó câu chuyện sâu sắc của Nghệ nhân gốm Chu Đậu.

Sản phẩm được Nghệ nhân gốm Chu Đậu vẽ thủ công dưới men (men được chiết xuất từ tro trấu thóc nếp). Họa tiết chủ đạo của đĩa được nghệ nhân gốm Chu Đậu lấy cảm hứng từ hình ảnh thành nhà Hồ.

Thành nhà Hồ là nơi chứng kiến các cuộc đấu tranh có khi khốc liệt, có khi lừng lẫy, chiến thắng vang dội. Di tích lịch sử này không những từng là căn cứ quân sự cho chính quyền Lê – Trịnh, mà còn là một trung tâm văn hóa lớn của khu vực. Di sản Thành Nhà Hồ được UNESCO tôn vinh và chính thức ghi tên mình vào kho tàng di sản văn hóa thế giới vào ngày 27-6-2011.

Thành nhà Hồ vào lúc bấy giờ được gọi là thành Tây Đô, được xây dựng vào năm 1397, dưới thời trị vì của vua Trần Nhân Tông. Ý tưởng xây tòa thành này là của quyền thần Hồ Quý Ly, lúc ấy giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, là người nắm mọi quyền lực trong triều đình. Ông cũng là người lập ra triều đại nhà Hồ sau này (1400).

Thành bắt đầu khởi xây vào mùa xuân tháng 1 năm Đinh Sửu, niên hiệu Quang Thái thứ 10. Mục đích sâu xa của việc xây dựng tòa thành này chính là buộc vua Trần Nhân Tông phải dời đô từ Thăng Long (Hà Nội ngày nay) về Thanh Hóa, nhằm lật độ bộ máy cai trị của triều Trần và thiết lập một triều đại mới. Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay cho nhà Trần, và thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô, lấy quốc hiệu là Đại Ngu với ý nghĩa yên bình, thịnh trị. Trong suốt thời Lê Trung Hưng và thời Tây Sơn, thành nhà Hồ vẫn được sử dụng như một pháo đài quân sự trong phòng thủ và tấn công khi có giao tranh. Tuy mất vai trò kinh đô và đã tồn tại hơn 600 năm, nhưng thành nhà Hồ vẫn đứng sừng sững, uy nghi như một tòa thành quân sự kiên cố trong suốt thời gian dài. Thành cũng được xem như biểu tượng thể hiện sức mạnh và sự đoàn kết của dân tộc ta, như một lời nhắc cho con cháu đời sau, dù có đi xa, làm gì cũng hãy nhớ đến những chiến tích, di tích lịch sử mà ông cha đã cố gắng gầy dựng và gìn giữ mà lấy làm tự hào.

Với lịch sử tồn tại hơn 600 năm, tòa thành đá ví như một nét trạm trổ tinh tế, tài hoa và đặc biệt sống động, không chỉ trở thành một biểu tượng rực rỡ của văn hóa Việt Nam được vun đắp trong trường kỳ lịch sử; mà những giá trị tự thân – “bức thông điệp” văn hóa – đã vươn tầm nhân loại, trở thành di sản chung của cả loài người.

Đĩa gốm Chu Đậu hoạ tiết “Thành nhà Hồ” mang ý nghĩa lịch sử thể hiện tinh thần đoàn kết, sức sống bền bỉ, tình thần chính trực phù hợp để trang trí tại nơi làm việc.

Xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Có thể bạn thích…