Sản phẩm được Nghệ nhân gốm Chu Đậu vẽ thủ công dưới men ngọc và được vẽ vàng 24k. Họa tiết chủ đạo của cầu được nghệ nhân gốm Chu Đậu lấy cảm hứng từ hình ảnh một con rồng đang nằm trên núi tiền vàng, 1 tay đang cầm 1 viên ngọc.
Rồng trong truyền thuyết được coi là con vật của trời, có quyền năng tối cao hơn các loài vật khác. Sự xuất hiện của Rồng được quan niệm là mang lại điều tốt lành, may mắn, thuận lợi và bình an. Nhân dân xưa quan niệm rồng là sứ giả để con người có thể gửi gắm những ước nguyện của cuộc sống như cầu mưa thuận gió hòa, cầu phồn thực…
Rồng là con vật đứng đầu trong tứ linh, Rồng đại diện cho quẻ Chấn, mang lại Dương khí, sự quật khởi, ý chí, công danh, tài lộc và quyền lực. Do đó trên quần áo của vua chúa và hoàng tộc thường có thêu hình rồng bằng vàng để thể hiện thiên mệnh con trời có quyền lực tối cao. Dân tộc Việt Nam ta đã có truyền thuyết về rồng từ rất sớm vì nó gắn liền với mây và mưa với truyền thống trồng lúa nước lâu đời, truyền thuyết “Còn Rồng Cháu Tiên” và đặc biệt là in đậm vào tâm thức người Hà Nội với cái tên Thăng Long, Vịnh Hạ Long, Sông Cửu Long. Không những là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, rồng còn là thần linh, chủ của nguồn nước, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi.
Rồng thực chất không phải là một con vật có thật mà là sản phẩm của tưởng tượng, nghệ thuật và niềm tin mãnh liệt. ình tượng của rồng bao gồm sự kết hợp của các loài: thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Không thể xác định chính xác tại sao lại có hình tượng con rồng được khắc họa hoàn chỉnh như vậy có một lý giải tương đối hợp lý được đưa ra đó là khi Hoa Hạ thống nhất các bộ tộc Trung Nguyên đã kết hợp Linh Vật tổ của mình với linh vật của các bộ tộc khác tạo thành Giao Long và Rông được phát triển dựa trên hình tượng Giao Long này.
Rồng không phải loài vật có thật nhưng hình tượng rồng lại được miêu tả hết sức chi tiết: thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Rồng đóng vai trò quan trọng với người Việt Nam, đại diện cho ngành công nghiệp lúa nước do đó có nhiều điểm khác biệt so với rồng Trung Quốc.
Thân Rồng uốn hình Sin gồm 12 khúc tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Sự uốn lượn mềm mại và nhấp nhô của rồng thể hiện khả năng biến đổi thời tiết, thiên nhiên và mùa màng.
Đầu rồng là nét khác biệt lớn nhất, Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên, đây là điểm hoàn toàn khác với các con rồng khác của các nước. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất dài
Miệng rồng ngậm Minh châu, Rồng ở các nước giữ ngọc bằng móng vuốt trước. Viên Châu tượng trưng cho tính nhân văn, trí thức và lòng cao thượng. Đầu Rồng luôn ngước lên thể hiện ý chí nhân văn cao.
Trong phong thủy, Rồng còn là vị thần có khả năng giúp mùa màng tươi tốt. Vì vậy, người dân thường thờ phụng Rồng với hy vọng, thần sẽ mang đến những lợi ích tốt cho người dân trong nông nghiệp. Việc nhìn thấy Rồng trên trời cũng là báo hiệu cho một năm bội thu, mưa thuận gió hòa. Trong tín ngưỡng của người dân Á Đông, mỗi khi hạn hán hay mất mùa thì người dân, đứng đầu là Vua sẽ tiến hành làm lễ cầu mưa ở miếu Long Vương.
Những ngôi nhà được xây dựng ở nơi có long mạch vượng khí có khả năng mang đến những điều phúc đức, tốt lành và vượng khí cho các thành viên, cũng như cho cả con cháu đời sau. Ngoài ra, Rồng còn giúp hỗ trợ âm dương, bổ trợ linh khí, hóa giải long mạch khuyết thiếu và chữa lỗi phong thủy cực kỳ hiệu quả.
Những người làm ăn tin rằng, việc để Rồng trong nhà sẽ giúp công việc hanh thông, và mang đến những thăng tiến vượt bậc trong công việc. Thêm vào đó, Rồng từ lâu luôn là biểu tượng của vượng khí và sinh khí dồi dào, nên không có gì lạ khi linh vật này ngày càng xuất hiện nhiều trong các gia đình ở nước ta.