Đĩa cảnh gốm Chu Đậu họa tiết “Khởi nghĩa Bà Triệu” là một kiệt tác về nghệ thuật và kỹ thuật tạo hình với kích thước đĩa lớn và ẩn chứa trong đó câu chuyện sâu sắc của Nghệ nhân gốm Chu Đậu.
Sản phẩm được Nghệ nhân gốm Chu Đậu vẽ thủ công dưới men (men được chiết xuất từ tro trấu thóc nếp). Họa tiết chủ đạo của đĩa được nghệ nhân gốm Chu Đậu lấy cảm hứng từ hình ảnh Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248.
Vào năm 248 tại vùng đất Cửu Chân, người con gái đôi mươi Triệu Thị Trinh cùng anh trai Triệu Quốc Đạt đã vùng dậy đấu tranh chống lại ách nô lệ của nhà Ngô. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tuy không đập tan ách thống trị của quân Ngô, song đã khẳng định ý chí kiên cường, tinh thần, khí phách anh hùng của nữ tướng Triệu Thị Trinh nói riêng, dân tộc ta nói chung. Những đóng góp về sức người, sức của, sự đồng lòng của Nhân dân vùng đất Cửu Chân trong cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, được nhắc đến trong một số tài liệu lịch sử hay địa chí Thanh Hóa và địa chí các huyện Triệu Sơn, Yên Định, Thọ Xuân… Có thể nói, từ xa xưa tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt đã trở thành thành lũy vững chắc để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Do đó, sự đóng góp của Nhân dân Thanh Hóa cho cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã minh chứng cho sự đoàn kết, tinh thần dân tộc Việt. Nhờ sự đoàn kết, đồng lòng giúp đỡ của Nhân dân mà lực lượng nghĩa quân ngày càng hùng hậu, quân lương ngày càng dồi dào, căn cứ địa ngày càng vững chắc tạo nên những chiến công chấn động khắp cả nước.
Đĩa gốm Chu Đậu hoạ tiết “Khởi nghĩa Bà Triệu” mang ý nghĩa lịch sử thể hiện tinh thần đoàn kết, sức sống bền bỉ, làm điểm tựa vững chắc phù hợp cho để trang trí tại nơi làm việc.