Nói đến gốm Chu Đậu là nói đến cặp bình Hoa Lam – Tỳ Bà hoặc bình Âm – Dương hay còn gọi là cặp bình “phu-thê”, bình cha mẹ…. Nếu bình Hoa Lam đặc trưng cho tính dương của người chồng người cha, là trụ cột nền tảng trong gia đình thì bình Tỳ Bà lại mang tính âm, tượng trưng cho đất mẹ dịu dàng, nết na, giàu tình yêu thương.
Cặp bình Hoa Lam – Tỳ Bà được kết hợp với nhau tạo thành cặp bình (Âm – Dương hay Phu Thê) hòa hợp. Đây được lựa chọn làm quà tặng, trang trí và thường được bố trí trong không gian gia đình tạo sự ấm cúng, hạnh phúc mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.
Bình gốm Hoa Lam
Bình gốm Hoa Lam Chu Đậu BRG được nghệ nhân chế tác phỏng theo chiếc bình gốm cổ Chu Đậu triều Trần – Lê Sơ (thế kỷ XIV – XV). Phiên bản cổ năm cao 54cm được sản xuất vào năm 1450 hiện đang là một trong bốn quốc bảo của Thổ Nhĩ Kỳ, được mua bảo hiểm hàng triệu đô la Mỹ và lưu giữ trang trọng tại Bảo tàng hoàng gia Topkapi Saray, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Bình Hoa Lam hay còn gọi là Bình Ông, bình Dương mang dáng tròn khỏe khoắn tượng trưng cho trời, cho người đàn ông, người cha và người chồng trong gia đình.
Phần miệng bình vẽ họa tiết tượng trưng cho vương miện cao quý, phần dưới miệng bình là họa tiết hoa dây. Trên vai bình vẽ họa tiết sắc phong, quân hàm, quân hiệu, lệnh bài Vua ban thể hiện chức tước của người đàn ông trong xã hội.
Phần thân bình được trang trí họa tiết hoa cúc đại đóa, thể hiện cho người đàn ông quang minh chính đại, người thành đạt trong xã hội. Bên cạnh đó là họa tiết hoa dây, như bóng dáng người phụ nữ luôn đồng hành trên con đường thành đạt của người đàn ông.
Phần chân bình là họa tiết cánh Sen cách điệu, thể hiện cho văn hóa tín ngưỡng phồn thịnh của người Việt.
Bình gốm Tỳ Bà
Bình Tỳ Bà gốm Chu Đậu BRG được nghệ nhân phục dựng theo chiếc bình gốm cổ Chu Đậu thế kỷ XIV – XV. Chiếc bình Tỳ Bà cổ từng được đấu giá tới 521.000 USD trong phiên đấu giá đầu tiên tại Mỹ.
Bình Tỳ Bà có dáng mềm mại giống cây đàn tỳ bà, mang tính Âm tượng trưng cho đất, là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam.
Sản phẩm được Nghệ nhân Chu Đậu vẽ thủ công dưới men (men được chiết xuất từ tro trấu thóc nếp) với bố cục chặt chẽ, chia làm ba phần:
- Phần miệng bình là họa tiết lá lúa thể hiện nét văn hóa của nền văn minh lúa nước vùng châu thổ Sông Hồng. Nhưng sâu xa hơn là hình ảnh lông chim lạc Việt trên mũ Vua Hùng thể hiện cho khát vọng độc lập của dân tộc Việt Nam.
- Phần thân bình với họa tiết chủ đạo là cảnh Xuân – Hạ – Thu – Đông thể hiện cho bốn mùa bình an. Theo một cách khác, đây cũng là “Tứ đức” Công – Dung – Ngôn – Hạnh của người phụ nữ Việt Nam.